Bảo dưỡng linh kiện và phụ kiện máy nén khí
Bảo dưỡng những linh phụ kiện sau đây theo định kỳ:
1. Bộ lọc khí
Sau khi sử dụng một thời gian, bề mặt bộ lọc khí bị bụi bám bẩn đầy làm cản trở khí vào. Thông thường sau một ca làm việc hoặc đèn báo lệch áp sáng đỏ thì tháo bộ lọc ra làm vệ sinh sạch mặt ngoài lõi lọc. Cách làm vệ sinh:
- Dùng khí nén áp lực thấp thổi bên ngoài và bên trong, miệng đầu thổi cách mặt trong lõi lọc khoảng 10mm.
- Lần lượt thổi từ trên xuống dưới men theo xung quanh.
- Vệ sinh xong gõ lõi lọc xem còn bụi không. Nếu lõi lọc quá bẩn nên thay cái mới thông thường cứ 1000 giờ thì thay.
2. Bộ lọc dầu
- Sau 500 giờ thì thay lọc.
- Từ 1000 giờ kế tiếp thay một lần.
- Nếu môi trường bụi bẩn cứ khi đèn báo lệch áp trước và sau lọc sáng biểu hiện lọc bị tặc hoặc nghẹt, lập tức thay ngay.
- Lưu ý: sử dụng dụng cụ để tháo. Khi lắp lại chỉ cần xoáy chặt bằng tay.
3. Bộ tách dầu (Oil Separator)
- Thay sau mỗi 3000h.
- Lưu ý: khi thay tách phải xả áp khí qua van an toàn trước. Nên thay đệm cao su nắp thùng dầu.
4. Bảo dưỡng Xilanh (Cylinder)
Khi van khí hoạt động không linh hoạt cần tiến hành bảo dưỡng.
-Tháo xilanh trên van vào khí
-Tháo đế đính ốc, lấy đệm cao su ra
-Vệ sinh xilanh, lò xo, piston, thay đệm cao su mới
– Cuối cùng lắp lại cụm xi lanh
Những điều chỉnh căn bản kĩ thuật cần có
Điều chỉnh dây curoa
– Sau 30 giờ đầu, kiểm tra độ chặt của nó và điều chỉnh lại. Mỗi 1500 giờ điều chỉnh một lần.
– Không được để dầu nhớt dính vào dây hoặc bánh puly.
– Thay dây curoa đồng loạt, không nên thay một số sợi hoặc một sợi vì sẽ rất nhanh bị sự cố trở lại.
– Điều chỉnh Puly động cơ và bánh trục vít phải nằm cùng một mặt phẳng, nếu không dây curoa nhanh mòn và tạo ra tiếng ồn.
Điều chỉnh hoặc cài đặt áp lực
– Thao tác trên bảng điều khiển điện tử hoặc,
– Với những máy cũ, máy nhỏ dùng công tắc áp lực. Xoay đinh vít theo chiều kim đồng hồ để nâng áp lực ngắt máy nên. Một đinh ốc khác là điều chỉnh lệch áp. Xoay ngược chiều kim đồng hồ để nâng khoảng cách lệch áp.
Ví dụ: mặc định áp làm việc là 7Mpa độ lệch áp là 2Mpa tức là khi máy nén đạt 8Mpa máy sẽ chuyển sang chế độ không tải và khi áp suất ra xuống đến 6Mpa máy sẽ nén khí trở lại.
Bây giờ ta muốn máy hoạt động ở 8Mpa và 7Mpa là máy nén khí trở lại thì ta điều chỉnh áp suất làm việc (áp lực ngắt máy) từ 7Mpa nến 8Mpa và điều chỉnh đinh vít lệch áp là 1Mpa.